Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

Cập nhật cổ phiếu SBT – Tác động trái chiều từ thuế AD&AS

Hình ảnh
Tác động trái chiều từ thuế AD&AS Đồ thị cổ phiếu SBT phiên giao dịch ngày 17/09/2021. Nguồn: AmiBroker Thuế AD&AS có thể  tác đ ộng trái chiều. Cổ phiếu SBT  dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ đi ngang trong năm tài chính 2022, nhưng nguồn nguyên liệu sản xuất có thể thay đổi đáng kể. Trong khi sản lượng mía có thể tăng +41% so với cùng kỳ, thì lượng đường thô nhập khẩu có thể giả Trong năm tài chính 2021, SBT đã sản xuất 708 nghìn tấn đường, trong đó khoảng 210 nghìn tấn từ mía và phần còn lại là từ đường thô nhập khẩu. Với việc áp dụng thuế AD&AS, chúng tôi kỳ vọng SBT có thể chuyển dần sang nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nhập khẩu giảm đột ngột có thể sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong những năm tới. Trong năm 2022, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và LNST lần lượt là 19,8 nghìn tỷ đồng (+33% so với cùng kỳ) và 825 tỷ đồng (+32% so với cùng kỳ). Đ ịnh giá:  Chúng tôi sử dụng EV/EBITDA đểđánh giá SBT, vì

Cập nhật cổ phiếu LSS – Thiếu đường thương mại có thể tạm thời hạn chế tăng trưởng doanh thu

Hình ảnh
Thiếu đường thường mại có thể tạm thời hạn chế tăng trưởng doanh thu Đồ thị cổ phiếu LSS phiên giao dịch ngày 17/09/2021. Nguồn: AmiBroker Thiế u đư ờng nhập khẩu có thể hạn chế  tăng trư ở ng doanh thu trong năm tài chính 2022  (kết thúc vào ngày 30/6/2022). Giống như SBT,  Cổ phiếu LSS  cũng có hoạt động thương mại đường trong năm tài chính 2021, dự kiến sẽ bị hạn chế trong năm tài chính 2022 do thuế AD&AS mới được áp dụ Trong năm tài chính 2021, LSS đã bán 110 nghìn tấn đường, nhưng chúng tôi ước tính chỉ có 40 nghìn tấn được sản xuất từ nguồn nguyên liệu mía trong nước. Chúng tôi lo ngại rằng LSS có thể ghi nhận doanh thu thuần giảm trong năm tài chính 2022 do không có đường nhập khẩu, mặc dù LSS cũng dự kiến sản lượng mía thu hoạch tăng 10-20% Tiếp tụ c đ ầ u tư vào các ho ạ t đ ộng kinh doanh mới.  LSS đã và đang đầu tư mạnh vào nhiều hoạt động kinh doanh mới bên cạnh hoạt động kinh doanh mía đường cốt lõi, như du lịch sinh thái, sữa gạo lứt, nước mía dinh dưỡng, nông ng

Cập nhật cổ phiếu PTB – Hoạt động xuất khẩu gỗ duy trì tăng trưởng tích cực

Hình ảnh
Hoạt động xuất khẩu gỗ duy trì tăng trưởng tích cực Đồ thị cổ phiếu PTB phiên giao dịch ngày 21/09/2021. Nguồn: AmiBroker Hoạ t đ ộng xuất khẩu gỗ  tăng trư ởng tích cực.  Xuất khẩu gỗ được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan trong giai đoạn 2021-2022 nhờ (1) thị trường Mỹ – chiếm 60% doanh thu từ gỗ, duy trì tốc độ tăng trưởng 30%/năm so với cùng kỳ năm trước nhờ sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam; (2) Thị phần kỳ vọng tăng nếu Hoa Kỳ đánh thuế các sản phẩm gỗ của Việt Nam không có chứng chỉ FSC trong khi các nhà máy PTB đã có chứng chỉ FSC; (3) Nhà máy sản xuất đồ gỗ Bình Định sẽ hoạt động tối đa công suất vào năm 2022, đóng góp 27% tổng công suất. Sản xuấ t đá s ẽ phục hồ i vào năm 2022 .Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu đối với đá granite sẽ phục hồi vào năm 2022 sau khi Covid được kiểm soát. Khách hàng công nghiệp (chiếm 70% tổng nhu cầu) sẽ tăng trưởng 15% YoY từ các dự án bất động sản nhà ở và nhu cầu đá ốp lát cho các dự án đầu tư công. PTB ghi nhận một lần thu nhập t

Cập nhật cổ phiếu GEG – Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 20.400 đồng.cp

Hình ảnh
Công ty đầu tư vào năng lượng xanh theo đuổi chiến lược tăng trưởng cao – Báo cáo lần đầu Đồ thị cổ phiếu GEG phiên giao dịch ngày 21/09/2021. Nguồn: AmiBroker Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho CTCP Điện Gia Lai ( Cổ phiếu GEG ) với khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu là 20.400 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 11,2%). GEG là công ty tiên phong trong lĩnh vực năng lượng xanh của Việt Nam với danh mục hiện tại là 316 MW (dự kiến đạt 446 MW vào cuối năm 2021 và khoảng 2.000 MW trong dài hạn). ViệtNam có tiềm năng năng lượng mặt trời/ năng lượng gió cao từ nguồn nắng và gió dồi dào. Chính phủ có kế hoạch tăng gần gấp đôi công suất năng lượng tái tạo của Việt Nam lên 28.000 MW vào năm 2025. Chúng tôi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 sẽ không đổi so với cùng kỳ năm trước trong khi LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 sẽ tăng trưởng 69% YoY với sự đóng góp của 3 trang trại điện gió (130 MW) đi vào hoạt động vào tháng 10/2021 cùng với sự phục hồi đáng kể về sản lượng điện mặt

Cập nhật chỉ số – Review bán niên chỉ số VN Diamond & VNFIN Select 6 tháng cuối năm 2021

Hình ảnh
Chỉ số VN Diamond loại ra cổ phiếu LPB, TCM và thêm vào cổ phiếu KDH Trong đợt review này, HSX loại ra cổ phiếu LPB do tỷ lệ sở hữu nước so với tỷ lệ giới hạn nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài ngoài thấp (khoảng 21%), trong khi cổ phiếu TCM bị loại do vốn hóa free-float thấp do giá cổ phiếu này đã giảm đáng kể trong tháng 9/2021. Cổ phiếu KDH đã được thêm vào giỏ chỉ số VN Diamond (dù có trần sở hữu nước ngoài thấp khoảng 70%) do quy định mới của HSX yêu cầu giỏ chỉ số này phải bao gồm ít nhất 8 cổ phiếu phi ngân hàng. Do hiện chỉ có 7 cổ phiếu phi ngân hàng trong giỏ chỉ số, việc thêm vào cổ phiếu KDH đã giúp chỉ số đáp ứng các tiêu chí mới. Chỉ số VNFIN Select thêm vào 7 cổ phiếu tài chính Cổ phiếu ACB, APG, LPB, MSB, TVS, VDS và VIB đã được thêm vào giỏ chỉ số VNFIN Select do nằm trong giỏ chỉ số VNAllshare Financials và đáp ứng tất cả các tiêu chí của chỉ số VNFIN Select, như quy mô tối thiểu 500 tỷ đồng và thanh khoản ít nhất 1 tỷ đồng/ngày. Bảng 1: Các tiêu chí của

Cập nhật cổ phiếu MSN – Bổ sung mảnh ghép mới cho tầm nhìn Point of Life

Hình ảnh
Bổ sung mảnh ghép mới cho tầm nhìn “Point of Life” Đồ thị cổ phiếu MSN phiên giao dịch ngày 24/09/2021. Nguồn: AmiBroker Sherpa Company Ltd mua lại 70% vốn cổ phần của Mobicast JSC, đơn vị sở hữu thương hiệu Reddi, một công ty khởi nghiệp đang vận hành đầy đủ dịch vụ Mạng ảo di động (MVNO) với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng (12,8 triệu USD) thông qua đầu tư cổ phiếu trên kênh sơ cấp và thứ cấp. MSN đặt kế hoạch đưa Mobicast JSC hòa vốn EBIT trong 6-12 tháng tới. Chúng tôi cho rằng việc mua lại Mobicast sẽ tạo nền tảng để MSN số hóa nền tảng tiêu dùng và xây dựng một giải pháp thống nhất để các sản phẩm trực tuyến trở thành điểm đến tiêu dùng tập trung, đáp ứng hầu hết nhu cầu hàng ngày với chi phí rẻ hơn. Đóng góp chính của Mobicast JSC vào KQKD của MSN trong thời điểm hiện tại đang dừng lại ở chất xúc tác mới cho trụ cột kỹ thuật số của hệ sinh thái tiêu dùng khi quy mô hiện tại còn rất nhỏ so với The Sherpa và MSN hợp nhất. Trong năm 2021, chúng tôi duy trì ước tính LNS

Cập nhật cổ phiếu IDC – Điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021

Hình ảnh
Điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021 Đồ thị cổ phiếu IDC phiên giao dịch ngày 28/09/2021. Nguồn: AmiBroker Vào ngày 12/10 /2021, IDC sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường, với các nội dung chính như sau: Điều chỉnh tăng 117% lợi nhuận công ty mẹ.  Doanh thu công ty mẹ điều chỉnh từ mức 996 tỷ đồng lên mức 1.711 tỷ đồng (+2,6x YoY). LNST điều chỉnh từ mức 460 tỷ đồng lên mức 1.032 tỷ đồng (+2,3x YoY). Trong đó, lợi nhuận từ thoái vốn tại Thủy điện Dakmi đạt mức 260 tỷ đồng, thoái vốn nhà máy kính siêu trắng đem lại lợi nhuận 84,2 tỷ đồng. Ngoài ra, khu công nghiệp Hựu Thạnh sẽ đóng góp chính vào tăng trưởng năm 2021 khi đi vào cho thuê kể từ cuối Q3/2021. Nếu loại trừ lợi nhuận bất thường từ thoái vốn LNTT tăng trưởng 65% YoY đạt mức 923 tỷ đồng. Điều chỉnh kế hoạch phân phối lợi nhuận.  Cổ tức tiền mặt được điều chỉnh tăng từ mức 10% lên 30%, cổ tức bằng cổ phiếu 10% cho năm 2021. Đồng thời, trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 1% lợi nhuận sau thuế. Sửa đổi ngành nghề kinh doanh

Cập nhật cổ phiếu PDR – Tình hình tài chính không đáng lo ngại

Hình ảnh
Cập nhật sức khỏe tài chính Đồ thị cổ phiếu PDR  phiên giao dịch ngày 28/09/2021. Nguồn: AmiBroker Tình hình tài chính của PDR không đáng lo ngại: Tính đến hết quý 2,  Cổ phiếu PDR  chỉ có khoảng 1,381 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn. Theo chúng tôi đánh giá mức nợ vay này là hoàn toàn không đáng lo ngại do những lý do sau: – Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ không cao so với các công ty khác cùng ngành và cũng không có dấu hiện tăng lên đáng kể trong tương lai gần. – Doanh thu tăng trưởng mạnh trong các năm qua. Chúng tôi cũng dự phóng PDR sẽ ghi nhận 5,147 tỷ đồng doanh thu (+31.6% YoY) và 2,061 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+68.9% YoY) trong năm 2021. – Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng dương mạnh mẽ trong nhiều năm và đạt hơn 4,300 tỷ đồng trong năm 2020. – Các chỉ số thanh toán nợ cũng vô cùng ấn tượng: hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại ở mức 2.8 lần, và hệ số EBITA / nợ ngắn hạn ở mức 3.7 lần. – Chỉ số rủi ro Z-score ở mức lý tưởng 2.79. Trong số nhóm 10 công ty lớn

Cập nhật cổ phiếu PC1 – Chuyển mình thành doanh nghiệp phát điện

Hình ảnh
Chuyển mình thành doanh nghiệp phát điện Đồ thị cổ phiếu PC1 phiên giao dịch ngày 28/09/2021. Nguồn: AmiBroker Doanh thu và lợi nhuận gộp mảng năng lượng tăng trưởng tích cực trong năm 2021 nhờ sự đóng góp từ 3 nhà máy điện gió mới trong những tháng cuối năm. Với sự đóng góp thêm từ 3 nhà máy điện gió này, lợi nhuận gộp của mảng năng lượng dự kiến sẽ chiếm đến 71% tổng lợi nhuận gộp của  Cổ phiếu PC1  trong năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng mảng năng lượng của PC1 sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới và đóng vai trò mảng kinh doanh chủ đạo khi PC1 sẽ tiếp tục triển khai các dự án thủy điện mới cũng như tích cực tìm kiếm các dự án năng lượng tái tạo mới. Mảng xây lắp tích cực trong năm 2021 nhưng nhiều khả năng sẽ chững lại trong năm tới do sự chậm lại của các dự án năng lượng tái tạo cũng như chưa có thông tin về dự án lưới điện lớn sau khi hoàn thành dự án Mạch 3. Kết quả kinh doanh mảng sản xuất công nghiệp sụt giảm trong năm 2021 do PC1 đã hoàn thành việc cung ứng cột điện ch

Cập nhật cổ phiếu MWG – Các tỉnh phía Nam dỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách xã hội

Hình ảnh
Các tỉnh phía Nam dỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách xã hội Đồ thị cổ phiếu MWG phiên giao dịch ngày 29/09/2021. Nguồn: AmiBroker Lợi nhuận ròng tháng 8 của  Cổ phiếu MWG  giảm -32% so với cùng kỳ do các chính sách giãn cách được thắt chặt. Điều này đã được dự đoán trước và chúng tôi không ngạc nhiên với kết quả thấp hơn bình thường. Từ ngày 16/9, các tỉnh phía Nam bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép MWG phục vụ khách hàng tại cửa hàng và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà tại các khu vực được coi là có nguy cơ dịch thấp. Đây là một tin vui, vì triển vọng mở cửa trở lại trong trường hợp này nhanh hơn so với giả định trước đây của chúng tôi về việc mở cửa trở lại trong khoảng tháng 11. Với việc các cửa hàng MWG mở lại nhanh hơn, chúng tôi điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận ròng giai đoạn 2021-2022 khoảng 1% -2% lần lượt đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ) và 6,0 nghìn tỷ đồng (+35% so với cùng kỳ). Bằng cách áp dụng hệ số mục tiêu không thay đổi dựa trên

Cập nhật cổ phiếu VIC – Triển vọng nhiều khó khăn – hạ khuyến nghị xuống nắm giữ

Hình ảnh
Tình hình tài chính yếu đi HSC hạ khuyến nghị đối với VIC xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng) và giảm 23,1% giá mục tiêu sau khi giảm đáng kể dự báo lợi nhuận năm 2021-2023 và nâng mức chiết khấu đối với RNAV lên 20% (từ 10% trước đây). Dòng tiền của VIC đã chịu tác động tiêu cực từ đợt bùng phát dịch Covid-19 trong khi nhu cầu vốn đầu tư lớn giai đoạn 2022-2023 sẽ gây áp lực lên tình hình tài chính. Hiện thị giá  Cổ phiếu VIC  chiết khấu 21,2% so với RNAV, cao hơn mức chiết khấu bình quân quá khứ là 14,3% (tính từ tháng 6/2019). Đồ thị cổ phiếu VIC phiên giao dịch ngày 01/10/2021. Nguồn: AmiBroker Tình hình Covid-19 tại Việt Nam Tại thời điểm HSC viết báo cáo này, khoảng 1/3 số tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng giãn cách xã hội được vài tháng nhằm kiểm soát đợt dịch Covid-19 thứ 4 và là đợt dịch nghiêm trọng nhất từ đầu dịch. TP HCM đã giãn cách xã hội một cách nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16 từ ngày 10/7 và sẽ kéo dài ít nhất đến cuối tháng 9. Hiện Việt Nam vẫn đóng cửa với bên ngoài

Cập nhật cổ phiếu MSH – Đơn hàng phục hồi tích cực trong bối cảnh toàn ngành gặp nhiều khó khăn

Hình ảnh
Đơn hàng phục hồi tích cực trong bối cảnh toàn ngành đối mặt nhiều khó khăn Đồ thị cổ phiếu MSH phiên giao dịch ngày 01/10/2021. Nguồn: AmiBroker KQKD 1H2021 tăng trưởng mạnh mẽ trên mức nền thấp.  Cổ phiếu MSH  ghi nhận doanh thu và LNST đạt lần lượt 2.152 tỷ VNĐ (+13% yoy) và 216 tỷ VNĐ (+77% yoy) do (1) biên gộp cải thiện lên 21,1% từ mức 16,7% cùng kỳ do tác động từ dịch tại các thị trường tiêu thụ và (2) chi phí lãi vay giảm với dư nợ và lãi suất thấp hơn. Doanh số bán lẻ trang phục và phụ kiện tại Mỹ duy trì ở mức tích cực, tương đương mức tháng 7 mặc dù diễn biến dịch phức tạp hơn. Thực tế, trong tháng 8, số ca nhiễm mới mỗi ngày có xu hướng tăng so với 2Q21, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với đỉnh dịch giai đoạn T12/2020 – T1/2021. Thực tế số ca nhiễm mới vẫn ghi nhận tăng tại Mĩ trong tháng 8 và đang có xu hướng giảm gần đây, tuy nhiên quá trình mở cửa nền kinh tế là không thể đảo ngược bởi lẽ nhiều quốc gia giờ đây chỉ quan tâm tới các ca diễn biến nặng, nhưng may mắn nhờ

Cập nhật cổ phiếu BID – Chất lượng tài sản hồi phục sau quá trình tái cơ cấu

Hình ảnh
Chất lượng tài sản hồi phục sau quá trình tái cơ cấu Đồ thị cổ phiếu BID phiên giao dịch ngày 01/10/2021. Nguồn: AmiBroker (1) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chất lượng tài sản ngày càng cải thiện: Do đã trích lập phần lớn nợ xấu tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2021 trở đi sẽ giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ. (2) Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và trọng tâm dần chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ. (3) Kiểm soát tốt chi phí hoạt động: Tỷ lệ CIR ở mức thấp của ngành nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược. (4) Lộ trình tăng vốn 2021-2023: Năm 2021  Cổ phiếu BID  dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% và phát hành thêm cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% trong 2022. Trong 2 năm tới NHNN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại sẽ là 15%. Khuyến nghị:  BI

Cập nhật cổ phiếu VHM – Duy trì triển vọng tích cực

Hình ảnh
Duy Trì Triển Vọng Tích Cực Đồ thị cổ phiếu VHM phiên giao dịch ngày 01/10/2021. Nguồn: AmiBroker Cổ phiếu VHM  duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực và vị thế đầu ngành với quỹ đất lên tới 164 triệu m2, tập trung chủ yếu tại khu vực vùng ven/ các thành phố lớn và các đô thị vệ tinh có vị trí kết nối giao thông tốt, nằm tại các trục phát triển của các địa phương. Các đại đô thị tiếp tục mang đến nguồn lợi nhuận quan trọng trong năm 2021: Dự án Vinhomes Grand Park, Ocean Park và Smart City tiến tới hoàn thành chuyển nhượng toàn bộ các sản phẩm và duy trì là nguồn đóng góp lớn cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2021 – 2022. Tiềm năng từ các đại đô thị Wonder Park, Dream City và Vinhomes Cổ Loa: Các dự án hiện đang được đẩy mạnh triển khai và hướng tới có thể mở bán đợt 1 ngay từ cuối năm 2021. Với tổng quy mô lên đến 960 ha, các đại đô thị trên sẽ là nguồn đóng góp doanh thu và dòng tiền quan trọng cho Vinhomes trong ít nhất 4 năm tới Đánh giá:  Mặc dù chịu tác động nhất đ

Cập nhật cổ phiếu DXG – Vững vàng đón cơ hội mới

Hình ảnh
Vững vàng đón cơ hội mới – Báo cáo lần đầu Đồ thị cổ phiếu DXG phiên giao dịch ngày 08/10/2021. Nguồn: AmiBroker Giữ vững vị trí môi giới BĐS hàng đầu thị trường .  CTCP Tập đoàn Đất Xanh ( Cổ phiếu DXG ) là công ty môi giới BĐS lớn nhất thị trường với khoảng 30% thị phần tính đến cuối năm 2020. Chúng tôi dự báo doanh thu dịch vụ môi giới BĐS sẽ hồi phục mạnh trong giai đoạn 2021-23 với mức tăng trưởng kép đạt 62% nhờ sự ấm lên của thị trường BĐS sau khi nới lỏng pháp lý và dịch bệnh được kiểm soát bởi vắc-xin. Hoạt động đầu tư & phát triển BĐS tăng tốc trong giai đoạn 2021-25 .  Chúng tôi cho rằng nút thắt pháp lý sẽ dần được tháo gỡ từ năm 2022 đối với một số dự án của DXG tại TP.HCM. Nhờ đó, DXG có thể thực hiện kế hoạch triển khai dự án với tổng giá trị phát triển ước tính lên tới 60 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2021-23, chúng tôi ước tính doanh thu từ mảng phát triển BĐS tăng trưởng trung bình 28%/năm đến chủ yếu từ các dự án Gem Skyworld, Opal

Cập nhật cổ phiếu CLX – Công ty vốn hóa nhỏ nhiều tài sản đang chờ mở khóa giá trị

Hình ảnh
Công ty vốn hóa nhỏ nhiều tài sản đang chờ mở khoá giá trị – Báo cáo công ty Đồ thị cổ phiếu CLX phiên giao dịch ngày 25/10/2021. Nguồn: AmiBroker Khởi nguồn là một công ty thương mại thuộc sở hữu của UBND TP. HCM, CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CLX) hiện chuyên kinh doanh khu công nghiệp (KCN), văn phòng và kho bãi. CLX cũng sở hữu khoảng 41% cổ phần tại một trong những thương hiệu tương ớt hàng đầu Việt Nam – Cholimex Food (CMF) – vốn đóng góp 48% vào LNST sau lợi ích CĐTS của CLX năm 2020. Theo quan điểm của chúng tôi, CMF có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số trong tương lai nhờ thương hiệu mạnh, tăng trưởng ngành vững chắc và mở rộng danh mục sản phẩm. Trong khi đó, việc Chính phủ hoàn tất quá trình quyết toán cổ phần hóa của CLX (CLX được cổ phần hóa vào năm 2015) – có khả năng diễn ra vào năm 2021-2022, theo ban lãnh đạo – có thể là một chất xúc tác quan trọng khi sẽ gỡ bỏ các rào cản đối với việc thương mại hoá quỹ đất của CLX. Chúng tôi lưu ý rằng diễn

Cập nhật cổ phiếu SCS – Tăng trưởng vững chắc trong đại dịch

Hình ảnh
Tăng trưởng vững chắc trong đại dịch – Cập nhật Đồ thị cổ phiếu SCS phiên giao dịch ngày 25/10/2021. Nguồn: AmiBroker LN ròng Q3/21 tăng trưởng nhẹ bất chấp khó khăn toàn ngành. Trong Q3/21, mặc dù tổng sản lượng hàng hóa giảm 15,6% svck do số lượng chuyến bay nội địa giảm mạnh, giá dịch vụ trung bình ước tính tăng 22,4% svck nhờ lượng vắc-xin nhập khẩu lớn với giá dịch vụ trung bình cao, giúp doanh thu SCS tăng nhẹ 2,5% svck đạt 172 tỷ. Biên lợi nhuận gộp tăng 1,4 điểm% svck trong Q3/21 do doanh thu cao bù đắp chi phí cố định. Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp cũng giảm 3,1% svck nhờ các nỗ lực tiết giảm chi phí. Tổng hợp lại, LN ròng Q3/21 tăng 5,5% svck đạt 121 tỷ đồng. LN ròng 9T21 tăng 20,8% svck đạt 406 tỷ đồng, hoàn thành 69,0% dự phóng cả năm của chúng tôi. Duy trì triển vọng kinh doanh tích cực. Kể từ Q4/21, chúng tôi chho rằng kết quả kinh doanh của SCS sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ (1) nền kinh tế phục hồi kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không cao, (2) l

Cập nhật cổ phiếu HTN – Tích cực tăng vốn để duy trì tăng trưởng

Hình ảnh
Tích cực tăng vốn để duy trì tăng trưởng Đồ thị cổ phiếu HTN phiên giao dịch ngày 25/10/2021. Nguồn: AmiBroker Trong 6 tháng đầu năm 2021,  Cổ phiếu HTN  ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.856 tỷ đồng (+67% YoY) và LNST đạt hơn 120 tỷ đồng (+4% YoY). Cụ thể, việc hoàn tất hai dự án Lavita Charm và Q7 Boulevard là nguồn đóng góp doanh thu chính. Tổng lượng backlog “giá trị hợp đồng còn lại” đạt 35.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối T9 2021. Trong Q3, HTN đã ký hợp đồng mới trị giá 1.500 tỷ đồng tại dự án An Viên (Nha Trang). LNST dự phóng năm 2021/22F ở mức 225 tỷ đồng (-35% YoY)/498 tỷ đồng (+122% YoY), tương đương với EPS năm 2021F/22F là 4.370 đồng/4.332 đồng sau khi đã tính đến tác động của việc pha loãng từ kế hoạch tăng vốn nói trên của HTN. Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 65.000 đồng/cổ phiếu với khuyến nghị TÍCH LŨY, tương ứng mức sinh lời 10% so với giá đóng cửa ngày 22/10/2021 khi điều chỉnh PE mục tiêu lên mức 16,4 lần và PB là 2,4 lần. Chúng tôi tin tưởng vào lợi thế rõ ràng của

Cập nhật cổ phiếu NBC – Đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến KQKD quý 3

Hình ảnh
Đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến KQKD quý 3 mặc dù giá than thế giới tăng mạnh Đồ thị cổ phiếu NBC phiên giao dịch ngày 25/10/2021. Nguồn: AmiBroker Mới đây, NBC đã công bố KQKD Q3/2021. Doanh thu Q3 ở mức 724 tỷ đồng (-8,5% so với cùng kỳ) trong khi lợi nhuận ròng chỉ đạt 11 tỷ đồng (-92,5% so với cùng kỳ). Sản lượng than giảm do đợt bùng phát Covid lần thứ 4. Tổng sản lượng tiêu thụ than tại Việt Nam trong Q3/2021 đạt 10,9 triệu tấn (-7% YoY), khi nhu cầu than từ các nhà máy nhiệt điện giảm -6% YoY vì tiêu thụ điện ở mức thấp trong thời gian bùng phát dịch. Nhu cầu than từ ngành xi măng cũng giảm -18% YoY do tiêu thụ xi măng giảm -24% YoY trong Q3/2021. Không được hưởng lợi từ cơn sốt than toàn cầu. Mặc dù nhu cầu than thế giới tăng mạnh, đồng thời xảy ra thiếu hụt than tại Trung Quốc đẩy giá than tăng kỷ lục, nhưng xuất khẩu than của Việt Nam tăng không mấy đáng kể so với tổng tiêu thụ than toàn ngành, do xuất khẩu mới chỉ chiếm 3% tổng tiêu thụ của ngành than Việt Nam. Ngoài ra

Cập nhật cổ phiếu TPB – Lãi hoạt động đầu tư hỗ trợ lợi nhuận Q3/2021

Hình ảnh
Sự kiện: Công bố KQKD Q3/2021 TPB đã công bố KQKD Q3/2021 chính thức với lợi nhuận thuần tăng 40,2% so với cùng kỳ đạt 1.110 tỷ đồng nhờ thu nhập lãi thuần tăng mạnh (tăng 37,3% so với cùng kỳ) và khoản lãi không thường xuyên từ mua bán chứng khoán đầu tư là 913 tỷ đồng. Kết quả khả quan bất chấp chi phí dự phòng tăng mạnh 224% so với cùng kỳ. Đồ thị cổ phiếu TPB phiên giao dịch ngày 26/10/2021. Nguồn: AmiBroker Theo đó, lợi nhuận thuần 9 tháng đầu năm 2021 đạt 3.517 tỷ đồng (tăng 45,4% so với cùng kỳ), đạt 75,8% dự báo của HSC cho cả năm 2021. Nói chung, KQKD Q3/2021 khả quan hơn một chút so với kỳ vọng của HSC. Tăng trưởng tín dụng trong Q3/2021 khiêm tốn Tổng tín dụng tăng 11,6% so với đầu năm (tăng 1,9% so với quý trước) đạt 146,5 nghìn tỷ đồng; trong đó cho vay khách hàng tăng 10,8% so với đầu năm (tăng 0,6% so với quý trước) đạt 133 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân (tăng 11,8% so với đầu năm) và cho vay DNNVV (tăng 10,9% so với đầu năm). Trong khi đó, đầ