Fundamental investing là gì? Fundamental investing có đặc trưng gì?
Fundamental investing là gì? Phân tích cơ bản có thể hiểu là phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán bằng cách xác định giá trị nội tại của chứng khoán đó. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Fundamental investing là gì?
Phân tích cơ bản còn được gọi là phân tích tin tức. Là dựa trên giá trị nội tại của tài sản làm căn cứ, cùng với phân tích các yếu tố ảnh hưởng với giá cả để quyết định nhà đầu tư sẽ mua loại tài sản nào và mua lúc nào.
Giả sử bạn đang có ý định mua xe hơi và bạn tìm thấy một chiếc xe với giá 10.000 USD. Nhưng bạn không chắc đây có phải là một mức giá tốt hay không và bạn lên internet để hỏi ý kiến của người khác, sau đó so sánh và đánh giá xem liệu 10.000 USD có phải là một mức giá hợp lý chưa. Những gì bạn đang làm trong trường hợp này chính là Phân tích Cơ bản – nghĩa là đi tìm tất cả các yếu tố cơ bản để quyết định xem giá hiện tại có phản ánh giá trị thực của tài sản hay không.
Xem thêm NGƯỜI LÀM NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH PHÁ SẢN – GEOGRE SOROS
Phân tích Cơ bản trong Chứng khoán
Phân tích Cơ bản trong Chứng khoán nhằm mục đích đánh giá một cổ phiếu công ty là dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành. Từ đó khẳng định giá trị thực của một công ty với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền trong công ty… Bất kỳ một sự khác biệt nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu công ty đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.
Một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải hội tụ các yếu tố của Phân tích Cơ bản như:
- Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
Phân tích Cơ bản trong Forex
Trong thị trường Forex, các nhà Phân tích Cơ bản sử dụng các dữ liệu sẵn có bao gồm các báo cáo thu nhập của công ty, các sự kiện địa chính trị, chính sách của ngân hàng trung ương, các yếu tố môi trường… để giúp họ tìm kiếm manh mối về xu hướng thị trường trong tương lai.
Lãi suất, lạm phát và GDP là 3 chỉ số kinh tế quan trọng thường được sử dụng trong Phân tích Cơ bản với Forex. Chúng có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia so với các chỉ số khác như chỉ số bán lẻ, dòng vốn, cán cân thương mại cũng như giá trái phiếu và nhiều yếu tố vĩ mô hay địa chính trị khác. Ngoài ra, các chỉ số kinh tế không chỉ được so sánh với nhau mà còn được phối hợp, liên kết với nhau
Đặc trưng
Xuất phát từ luận điểm trên, phân tích cơ bản đi sâu vào đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận của công ty trên cơ sở xem xét triển vọng của nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, của các ngành kinh tế và của chính bản thân công ty.
Như vậy, về mặt logic, phân tích cơ bản là một quá trình phân tích các vấn đề chủ yếu, bao gồm:
– Phân tích kinh tế vĩ mô
– Phân tích ngành kinh tế mà công ty hoạt động trong đó (Phân tích kinh tế ngành)
– Phân tích công ty: bao hàm phân tích kinh tế và phân tích tài chính, trong đó phân tích tài chính là nội dung trọng yếu.
Ưu điểm của phân tích cơ bản trong Forex
Dù có sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật hay không, thì trader cũng nên quan tâm đến các sự kiện cơ bản đang diễn ra xung quanh để tận dụng tối đa hướng đi của cặp tiền Forex.
Các phần mềm phân tích kỹ thuật Forex giúp trader tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất. Thế nhưng, sau khi vào lệnh giao dịch, một sự kiện kinh tế quan trọng có thể xảy ra khiến mức dừng lỗ thay đổi.
Để tránh điều này, trader nên lưu tâm đến kết quả thu được từ phân tích cơ bản, cũng như theo dõi lịch kinh tế để biết thời gian các sự kiện quan trọng nhất diễn ra. Tốt nhất trader nên sử dụng nền tảng giao dịch có tích hợp phân tích cơ bản với các chỉ báo tâm lý thị trường.
Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán: Các chỉ số kinh tế quan trọng
Phân tích cơ bản trong forex: Lãi suất
Lãi suất là một chỉ số quan trọng trong phân tích cơ bản forex. Có rất nhiều kiểu lãi suất, nhưng ở đây ta sẽ tập trung vào lãi suất danh nghĩa hoặc lãi suất cơ bản được thiết lập bởi các ngân hàng trung ương.
Các ngân hàng trung ương tạo ra tiền. Sau đó, cho các ngân hàng tư nhân vay. Tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng tư nhân trả cho ngân hàng trung ương khi vay tiền được gọi là lãi suất cơ bản hoặc lãi suất danh nghĩa.
Bất kỳ khi nào nghe thấy cụm từ ‘lãi suất’, thì thường là mọi người đang nói về khái niệm này.
Xem thêm Biên độ dao động và giá trần giá sàn trong chứng khoán là gì?
Phân tích cơ bản Forex: Lạm phát
Fundamental investing là gì? Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền lưu hành trên thị trường tăng mạnh, khiến giá hàng hóa dịch vụ cũng tăng mạnh. Lạm phát là một trong nhiều chỉ số kinh tế quan trọng trong phân tích cơ bản chứng khoán vì nó cho thấy sức khỏe tài chính của nền kinh tế.
Mọi nền kinh tế đều có một tỷ lệ lạm phát được coi là ‘lạm phát tốt – healthy inflation’. Mức lạm phát tốt của mỗi quốc gia được tính dựa trên nhu cầu kinh tế của quốc gia đó. Các nước phát triển kỳ vọng lạm phát chỉ vào khoảng 2%, còn các nước đang phát triển có thể kỳ vọng lạm phát lên tới 7% mà không gây ra biến động lớn trong cộng đồng đầu tư.
Nếu mức lạm phát hiện tại cao hơn kỳ vọng lạm phát mà chính phủ đưa ra, thì quốc gia đó có siêu lạm phát (có quá nhiều tiền tệ được lưu thông). Ngược lại, nếu mức lạm phát hiện tại thấp hơn kỳ vọng lạm phát mà chính phủ đưa ra, thì quốc gia đó có giảm phát (có quá ít tiền tệ được lưu thông).
Phân tích cơ bản trong chứng khoán: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua (vận chuyển, thực phẩm, y tế…) dựa trên giá trị 100. Giả sử, để mua một nhóm hàng hóa và dịch vụ hiện nay, ta tiêu X chi phí, thì CPI sẽ là 100. Trong một thập kỷ tới, nếu mua nhóm dịch vụ hàng hóa này tốn thêm 25%, thì chỉ số CPI sẽ di chuyển từ 100 lên 125.
Đây là một chỉ báo phân tích cơ bản khá quan trọng vì nó đo lường sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng theo lạm phát. Chỉ số CPI tăng mạnh trong khoảng thời gian ngắn cho thấy lạm phát cao. Ngược lại, chỉ số CPI giảm sẽ cho thấy giảm phát. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi chỉ số CPI khi thực hiện phân tích cơ bản forex.
Xem thêm Phiên giao dịch chứng khoán và những thắc mắc khi giao dịch
Phân tích cơ bản trong chứng khoán: GDP
Fundamental investing là gì? Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước trong một năm. GDP được coi là chỉ số tốt nhất để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
Qua bài viết trên đây Chungkhoan.vn đã cung cấp các thông tin về Fundamental investing là gì? Fundamental investing có đặc trưng gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( www.ssi.com.vn, thebank.vn, … )
The post Fundamental investing là gì? Fundamental investing có đặc trưng gì? appeared first on Chungkhoan.Vn.
source https://chungkhoan.vn/fundamental-investing-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét