So sánh phí giao dịch của các ông “trùm” chứng khoán Việt Nam

Phí và chất lượng tư vấn luôn là hai yếu tố quan trọng hàng đầu giúp nhà đầu tư ra quyết định mở tài khoản. Tôi xin chia sẻ một vài thông tin đến AE về so sánh biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán tại Việt Nam, từ các ông lớn ngành chứng như HSC, SSI, VND, VPS.

Sự thay đổi cán cân phí giao dịch

Mới đây vào ngày 22/08/2022, lần đầu tiên HSC thực hiện thay đổi mức phí giao dịch sau nhiều năm hoạt động. Tại ĐHCĐ thường niên, Tổng Giám đốc của HSC cũng đã có những chia sẻ liên quan đến việc thay đổi mức phí giao dịch đơn giản hơn, dễ tiếp cận và cạnh tranh hơn.

Theo thông tin từ HSC, nhà đầu tư chỉ cần hoàn tất mở tài khoản và nộp tiền vào giao dịch sẽ được hưởng ngay ưu đãi trong 3 tháng đầu tiên với phí giao dịch cơ sở ấn tượng: 0,1%. Đây được xem là một cơ hội tốt dành cho các khách hàng mới khi gia nhập vào Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Sau 3 tháng hưởng các ưu đãi trên, nhà đầu tư của HSC sẽ tiếp tục được áp dụng mức phí ưu đãi ở kỳ kế tiếp với phí giao dịch cơ sở chỉ từ 0,1%.

Tổng Quan Về Chi Phí Giao Dịch - Phần I: Lịch Sử Phát Triển

Chứng khoán HSC được thành lập từ năm 2003 với tên gọi Công ty Cổ phần Chứng khoán TPHCM. Sau gần 20 năm hoạt động, với nỗ lực không ngừng nâng cao trải nghiệm đầu tư của khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ và đội ngũ tư vấn, HSC luôn giữ vững vị thế nằm trong Top 4 công ty dẫn đầu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ở lần ưu đãi này, song song với việc áp dụng biểu phí mới hấp dẫn, công ty cung cấp thêm tiện ích thông qua các nền tảng công nghệ hiện đại:

  • Nền tảng giao dịch myhsc

  • Đào tạo chứng khoán 0 đồng HSCEdu

  • Tư vấn và Báo cáo phân tích từ HSCOnline

Soi phí giao dịch của các ông lớn ngành chứng

Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định, các công ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5% giá trị một lần giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Thực tế, phí giao dịch của các công ty chứng khoán hiện áp dụng giao động từ 0% đến 0,4% giá trị mỗi lần giao dịch.

Chứng khoán SSI thu 0.15%-0.25% (tự giao dịch) và 0.25-0.35% (nếu có nhân viên môi giới) thuộc nhóm cao nhất thị trường.

Là một “ông lớn” trong ngành, HSC thực hiện điều chỉnh mức phí giao dịch chứng khoán cơ sở chỉ 0,1% với mục tiêu tạo nhiều cơ hội để nhà đầu tư mới tham gia thị trường.Theo đó, kể từ ngày 22/08/2022, giả sử khách hàng mở mới tài khoản HSC đặt mua 1000 cổ phiếu MWG với giá khớp lệnh 166.500 đồng mỗi cổ phiếu. Vậy tổng giá trị giao dịch là: 166,500 x 1000 cp = 166,5 triệu đồng. Với mức phí 0,1%, khách hàng sẽ phải trả là 166,500 đồng thay vì 499,500 nghìn đồng như chính sách trước đây.

Ngoài ra, mức phí tại VNDirect là 0,15 (tự giao dịch), 0.2%- 0.35% (nếu có nhân viên môi giới). VPS rao ầm ầm là miễn phí giao dịch nhưng thực chất là miễn phí trong một vài tháng thôi chứ đâu cũng vào đấy, cụ thể phí từ 0.15-0.3% (xem hình nhé)

So sánh phí giao dịch của một vài công ty chứng khoán tại Việt Nam

Tỉnh táo trước cuộc đua miễn phí giao dịch

Khi mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư cần tỉnh táo xem xét nhiều yếu tố quan trọng bên cạnh phí. Dù không thể khẳng định chắc chắn 100% các công ty miễn phí giao dịch trọn đời sẽ có chất lượng tư vấn kém hay ngược lại, hay các công ty thu phí cao sẽ đảm bảo tài khoản an toàn cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng ít nhiều thì khẩu vị rủi ro cũng có sự phân hóa:

Với những nhà đầu tư có kiến thức nền tảng nhất định, hay theo dõi thị trường và tần suất đặt lệnh nhiều, phí có thể sẽ là một lợi thế ưu tiên. Nhưng với hầu hết các cá nhân mới tìm hiểu cách tham gia thị trường thì chất lượng tư vấn, sự hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình từ các công ty chứng khoán nên là yếu tố đáng quan tâm hơn. Thêm một góc độ khác, những nhà đầu tư có tài sản lớn sẽ chú trọng đến chất lượng tư vấn và mức sinh lời đều đặn hàng năm dù cho thị trường có biến động mạnh họ vẫn sẽ chọn công ty chứng khoán có kinh nghiệm quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp. Suy cho cùng thì đích đến của việc đầu tư, dù nhìn nhận ở góc độ nào, vẫn là đạt lợi nhuận bền vững.

Tóm lại là

Chính sách ưu đãi mới về phí của HSC đã tăng thêm phần gay cấn cho cuộc đua phí giao dịch tưởng như đã đến hồi kết. Với mức phí 0,1% rất cạnh tranh này, các nhà đầu tư mới đăng ký tài khoản tại HSC tự tin tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán với vốn đầu tư ban đầu phải chăng.

The post So sánh phí giao dịch của các ông “trùm” chứng khoán Việt Nam appeared first on Chungkhoan.Vn.



source https://chungkhoan.vn/so-sanh-phi-giao-dich-cua-cac-ong-trum-chung-khoan-viet-nam/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật cổ phiếu FMC – Hưởng lợi từ giá tôm phục hồi

Phiên giao dịch chứng khoán và những thắc mắc khi giao dịch

Ngày giao dịch không hưởng quyền vó ý nghĩa gì?