Hiểu rõ về chứng khoán cơ sở, phân biệt với chứng khoán phái sinh

Để có thể trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, bạn cần phải đọc, học và hiểu rất nhiều thứ. Một trong số những điều cơ bản bạn cần phải biết chính là chính khoán cơ sở. Hôm nay chungkhoan.vn sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về chứng khoán cơ sở nhé.

Chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh

Định nghĩa cơ bản

Đây là chứng khoán được sử dụng làm tài sản cơ sở của chứng quyền. Chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành. Người sở hữu được quyền mua và được quyền bán chứng khoán cơ sở do công ty niêm yết phát hành ra.

Những đặc điểm cơ bản của chứng khoán cơ sở

  1. Khi đầu tư, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng công ty kinh doanh hiệu quả, giá tăng từ đó được chia cổ tức.
  2. Thị trường giao dịch là thị trường giao ngay (tiếng anh là spot market)
  3. Không cần ký quỹ
  4. Rủi ro: khi tổ chức phát hành không còn khả năng thanh toán thì không có trung tâm bù trừ rủi ro
  5. Rủi ro: người mua lỗ cố định tối đa bằng phí mua trong khi người bán có thể lỗ không giới hạn.

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh gần đây cũng được rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn. Hãy cùng so sánh xem giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh có những điểm khác biệt gì nhé!

Tiêu chí Chứng khoán cơ sở Chứng khoán phái sinh
Thị trường giao dịch Giao ngay: sau khi kết thúc giao dịch, bên mua tiếp nhận quyền sở hữu. Giao tương lai: Bên mua/ bên bán thống nhất mức giá, khối lượng và thực hiện chuyển giao tiền/hàng/khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn.
Số lượng phát hành/niêm yết Giới hạn, tùy thuộc vào tổ chức phát hành Không giới hạn, phụ thuộc vào cung cầu của nhà đầu tư
Nghĩa vụ bên bán Sau khi đã giao chứng khoán cơ sở là hết nghĩa vụ. Có nghĩa vụ từ khi mở vị thế đến khi đóng vị thế hoặc tất toán hợp đồng.
Ký quỹ 100% tiền mua, 100% chứng khoán bán. Người mua/bán bắt buộc phải có một phần giá trị ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán
Bán khống Không được phép thực hiện. Tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở.
Ngày giao dịch cuối cùng Ngay trước khi chứng khoán cơ sở hủy niêm yết. Ngày cuối cùng mà một hợp đồng được giao dịch trong tháng đáo hạn của hợp đồng đó. Hết ngày giao dịch cuối cùng, tất cả các vị thế đang nắm giữ đối với hợp đồng đáo hạn sẽ được thanh toán, hợp đồng này sẽ hủy và được thay thế bằng mã hợp đồng tương lai có thời điểm đáo hạn mới.
Chu kỳ thanh toán Sau khi mua chứng khoán tại ngày T, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán sau T+2. Lãi/lỗ được xác định hàng ngày, nhà đầu tư muốn tiếp tục nắm giữ vị thế phải đạt mức ký quỹ quy định.
Hình thức thanh toán Chuyển giao vật chất: bên bán có nghĩa vụ giao chứng khoán để chuyển cho bên mua Chủ yếu chuyển giao bằng tiền. Ít sử dụng hình thức chuyển giao vật chất, nếu có thì chỉ diễn ra vào thời điểm thanh toán cuối cùng đối với hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.
Phương thức sinh lời Nhà đầu tư sẽ kỳ vọng công ty kinh doanh hiệu quả, giá tăng từ đó được chia cổ tức. Với Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư sẽ không được trả cổ tức mà sẽ kiếm lợi nhuận từ chỉ số tạo ra dựa trên tài sản cơ sở. Khi chỉ số tăng, hợp đồng tương lai tăng nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng để kiếm lời.

Tổng hợp và sưu tầm từ: PHS.VNTVSC.VN

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về chứng khoán cơ sở và phân biệt được với chứng khoán phái sinh. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

 

The post Hiểu rõ về chứng khoán cơ sở, phân biệt với chứng khoán phái sinh appeared first on Chungkhoan.Vn.



source https://chungkhoan.vn/chung-khoan-co-so-phan-biet/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật cổ phiếu FMC – Hưởng lợi từ giá tôm phục hồi

Phiên giao dịch chứng khoán và những thắc mắc khi giao dịch

Ngày giao dịch không hưởng quyền vó ý nghĩa gì?