Chỉ số ROE là gì? Cách tính ROE? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

ROE (Return On Equity – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là chỉ số dùng để đo lường mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, nếu hiểu rõ ROE là gì cách tính ROE hay chỉ số ROE bao nhiều thì tốt?…sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hãy cùng chungkhoan.vn tìm hiểu về chỉ số ROE qua bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.

Chỉ số ROE là gì?

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.

Cách tính chỉ số ROE

Ta có công thức tính ROE như sau:

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế được hiểu là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi hết các khoản thu chi và thuế.
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp.

ROE được biểu thị bằng phần trăm. Nó có thể được tính cho bất kỳ công ty nào nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương. Đôi khi chúng ta cũng có thấy cả phần trăm âm bởi vì lợi nhuận sau thuế âm, tức doanh nghiệp bị thua lỗ, doanh thu không bù được cho chi phí. Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất. Vì nó tránh sự không khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi chỉ số ROE được tính sẵn trên trang stockbiz.vn. Lưu ý rằng ROEA với ROE là một bạn nhé.

Cách xem chỉ số ROE

Cách xem chỉ số ROE trên trang stockbiz.vn.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Thông qua cách tính ROE các nhà đầu tư có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị có tốt hay không. Số tiền vốn ban đầu mà họ bỏ ra đã sinh lời bao nhiêu.

  • Với ROE ổn định và luôn tồn tại ở mức cao nó chứng tỏ một điều rằng công ty đã có những hướng đi đúng, vị thế doanh nghiệp trên thị trường vẫn tốt và duy trì được lâu dài, có tính bền vững, là nơi thích hợp để đầu tư.
  • ROE đặc biệt có ý nghĩa khi bạn muốn so sánh một công ty này với những đối thủ trong ngành nghề từ đó đưa ra những xu hướng mới nổi và có những nhận định tổng quan, hiệu quả hơn.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Khi có ý định rót vón đầu tư vào bất kỳ vào một ngành nghề, doanh nghiệp nào, các nhà đầu tư luôn băn khoăn về giá trị của chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Tuy nhiên như đã đề cập, việc xác định ROE tiêu chuẩn không có ý nghĩa rằng nó phản ánh đúng thực trạng kinh doanh cũng như sức khỏe của doanh nghiệp. Thay vì so sánh ROE độc lập bạn nên gắn chúng vào với ngành nghề. Tức là tính toán và đối chiếu ROE trung bình của ngành để nhận biết được doanh nghiệp này có an toàn để đầu tư hay không.

Ví dụ. Vào năm 2021, ROE tiêu chuẩn cho các công ty trong ngành thép là khoảng 53,16%. Tuy nhiên, ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và dược phẩm là 6.34%. Chỉ số ROE càng cao thì càng cho thấy công ty đó đang quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.

Khi xem xét tính toán chỉ số ROE của một công ty, các chuyên gia thường không đánh giá theo một năm lẻ, mà tính trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Công ty có ROE trong 3 năm liên tiếp >20% thì được xem là có sức cạnh tranh tốt.

Cách sử dụng chỉ số ROE

Nhìn chung, ROE là chỉ số khá linh hoạt trong việc nhận định vấn đề kinh doanh hiệu quả của đơn vị doanh nghiệp. Tuy nhiên, ứng dụng nó ra sao mới là điều cốt lõi. Dưới đây lừ 3 cách sử dụng ROE hiệu quả và chính xác.

1. Ứng dụng ROE trong việc tìm kiếm và lựa chọn doanh nghiệp

Chúng ta sẽ sử dụng một thông số khác đó là tốc độ tăng trưởng của công ty theo công thức sau:

g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Chỉ số này sẽ cho bạn biết được doanh nghiệp phát hành cổ phiếu A có mức độ hấp dẫn hơn cổ phiếu B bao nhiêu. Lưu ý rằng A và B đều là 2 cổ phiếu của 1 doanh nghiệp, chỉ khác là chúng phát hành ở 2 thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp này bạn nên kết hợp với những chỉ số khác để tăng mức độ chính xác trước khi quyết định rót vốn đầu tư vào một công ty nào đó.

2. Sử dụng ROE trong việc nhận định khả năng tạo ra giá trị mới cho cổ đông

Tìm hiểu về ý nghĩa roe giúp việc nhận định tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra chúng cũng phản ánh trực quan rằng liệu số vốn ban đầu mà các cổ đông đóng góp có sinh lời tốt hay không. Như vậy ROE sẽ giúp các nhà đầu tư và các cổ đông cũ có được cái nhìn trực quan hơn về nguồn vốn mà mình đã bỏ ra.

  • Nếu ROE tăng trưởng tốt sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định rót vốn vào doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp xấu, ROE âm là dấu hiệu cảnh bảo về việc tăng trưởng của công ty không tốt, nếu kéo dài có thể sẽ làm mất vốn của nhà đầu tư, vì thế họ sẽ có những phương án rút vốn tức thì.

3. Chỉ số ROE phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Phân tích ROE cũng là cách để bạn có những cái nhìn tốt hơn về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn ROE trung bình ngành hàng công ty đang lựa chọn thì doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ, việc sản xuất và tiêu thụ đang có mức tăng trưởng tốt.

Điều này có thể xuất phát từ việc chi phí đầu tư giảm, dẫn đến việc giá của thành phẩm được điều chỉnh kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa, đẩy nhanh việc tiêu thụ và làm gia tăng doanh thu đồng thời kéo thu nhập sau thuế tăng. Đó chính là dấu hiệu tốt, đáng mừng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE

Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE qua mô hình Dupont:

ROE = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính.

Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng được tính = LNST/ Doanh thu

Tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ doanh thu. Khi chỉ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh, khi có thể tăng giá bán hoặc tiết giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản= Doanh thu/ Tổng tài sản

Vòng quay tài sản là thước đo về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp hiện nay. Khi vòng quay tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản có sẵn từ trước đây.

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu

Khi đòn bẩy tài chính tăng, thể hiện doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh

Một số hạn chế của chỉ số ROE

Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường

Một số trường hợp chỉ số ROE không ổn định và lên xuống bất thường do không xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp. Những năm có nhiều dự án, lợi nhuận thất thường, năm thấp năm cao, hoặc năm không có lợi nhuận nào do không có dự án, có năm thua lỗ,…

Nếu doanh nghiệp để tình trạng lợi nhuận không ổn định thường xuyên diễn ra thì có thể sẽ gây bất lợi đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một số khoản thu nhập bất thường mà doanh nghiệp có cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số ROE của doanh nghiệp.

Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán

Chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh bởi các chính sách kế toán của doanh nghiệp, các chính sách kế toán có thể can thiệp vào chỉ số lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm hạn chế lớn nhất của chỉ số ROE.

Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ làm tăng chỉ số ROE

Hạn chế của chỉ số ROE là gì? Nếu là công ty cổ phần hoặc có niêm yết cổ phiếu trên sàn, doanh nghiệp mua cổ phiếu cũng sẽ tác động đến chỉ số ROE. Khi đó sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp hiện tại và giảm vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận sau thuế không đổi, làm cho chỉ số ROE tăng lên không thực chất.

Kết luận

Tìm hiểu về ROE bạn sẽ thấy chúng là một chỉ số khá hữu ích, thích hợp trong việc nhận định và đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp. Ngoài ra, ROE cũng phục vụ cho việc so sánh giá trị cổ phiếu giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn khi lựa chọn điểm đến đầu tư. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được ROE là gì và cách áp dụng chúng trong việc phân tích đầu tư tài chính. Chúc các bạn thành công!

The post Chỉ số ROE là gì? Cách tính ROE? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? appeared first on Chungkhoan.Vn.



source https://chungkhoan.vn/chi-so-roe-la-gi-cach-tinh-roe-chi-so-roe-bao-nhieu-la-tot/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phiên giao dịch chứng khoán và những thắc mắc khi giao dịch

Cập nhật cổ phiếu FMC – Hưởng lợi từ giá tôm phục hồi

Cập nhật cổ phiếu VIB – NIM cao hơn giúp giảm áp lực lên chi phí tín dụng