Cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết mà bạn cần biết

Đối với những nhà đầu tư mới và những người đang tìm học chứng khoán, việc biết đọc bảng giá chứng khoán được coi là những bài học đầu tiên và cần phải hiểu thật kỹ bài học này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người còn mông lung, chưa rõ cách xem. Chính vì vậy, ngày hôm nay chungkhoan.vn sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng giá chứng khoán cơ sở.

Giới thiệu chung

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện thông tin của các giao dịch, giá mua, giá bán… trên thị trường. Hiện nay ở Việt Nam có 2 bảng giá riêng cho 2 sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh).

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Khi nhì vào bảng giá có thể bạn sẽ bị choáng ngợp bởi có rất nhiều thông tin, ký hiệu, thuật ngữ và vô vàn con số với màu sắc khác nhau. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi giải đáp những điều này nhé.

Hướng dẫn cách đọc hiểu Bảng giá chứng khoán cơ sởVNDIRECT

Bảng giá Công ty chứng khoán VNDirect

1. Mã CK ( Mã chứng khoán) trong bảng giá chứng khoán

Mỗi một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán đều sẽ có một mã riêng trên thị trường. Ví dụ: CTG là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Vietinbank; PNJ là Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

2. Mức giá tham chiếu (TC) – màu vàng.

Mức giá tham chiếu là giá đóng cửa tại phiền giao dịch trước đó gần nhất (trừ một số trường hợp đặc biệt). Đây là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên, tính thế nào thì sẽ ở ngay phần sau. Giá tham chiếu có màu vàng trên bảng giá. Đối với sàn UPCOM, TC được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần (trần) – màu tím.

Đây là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua và bán trong ngày giao dịch:

  • Đối với sàn HOSE, giá trần bằng mức tăng +7% so với giá tham chiếu.
  • Đối với sàn HNX, giá trần bằng mức tăng +10% so với giá tham chiếu.
  • Đối với sàn UPCOM, giá trần bằng mức tăng +15% so với giá tham chiếu.

Giá trần được thể hiện bằng màu tím.

4. Giá sàn (sàn) – màu xanh dương

Trái với giá trần, giá sàn là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua và bán trong ngày giao dịch.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu.
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu.
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với giá tham chiếu.

giá sàn được thể hiện bằng màu xanh.

5. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

6. Mức giá vàng xanh lá cây và mức giá màu đỏ.

Mức giá màu xanh lá cây là giá tăng so với giá tham chiếu nhưng không phải giá trần. Mức giá màu đỏ là giá giảm so với giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Bên mua trong bảng giá chứng khoán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Những lệnh đặt mua ở giá 1 được ưu tiên thực hiện.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

VD:  Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang làm 39.10. Vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 38.28 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 38.28 để chờ khớp.

8. Bên bán trong bảng giá chứng khoán

Tương tự bên mua, mỗi bảng giá sẽ có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Những lệnh chào bán ở mức giá 1 sẽ được ưu tiên thực hiện.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

VD: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 39.10. Vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 39.15 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 39.15 để chờ khớp.

9. Khớp lệnh.

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán). Hoặc là bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn)..

  • Giá TH: giá đang khớp, giá thị trường.
  • KLTH: Khối lượng giao dịch gần nhất với mức giá đang khớp.
  • “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với giá tham chiếu.

10. Dư (dư mua, dư bán)

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

11. ĐTNN (nhà đầu tư nước ngoài)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán).

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

12. Đơn vị giá.

Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW: x1000 (Ví dụ giá khớp PNJ là 64.3 nghĩa là giá 64,300 VNĐ)

13. Khối lượng

• Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HOSE: x10 (Ví dụ khối lượng khớp CTG là 1,38 nghĩa là khối lượng khớp 1,380).
• Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HNX và UPCOM: x100 (Ví dụ khối lượng khớp ACB là 1,3 nghĩa là khối lượng khớp 1,300).

Tạm kết về cách đọc bảng giá chứng khoán

Trên đây là cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản. Mới đầu có thể chưa quen và còn nhầm lẫn nhưng sau nhiều lần luyện tập, chungkhoan.vn tin rằng bạn sẽ trở nên thành thạo.

 

 

The post Cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết mà bạn cần biết appeared first on Chungkhoan.Vn.



source https://chungkhoan.vn/cach-doc-bang-gia-chung-khoan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật cổ phiếu FMC – Hưởng lợi từ giá tôm phục hồi

Phiên giao dịch chứng khoán và những thắc mắc khi giao dịch

Ngày giao dịch không hưởng quyền vó ý nghĩa gì?